Ngất ngây với các món lẩu miền Tây

    Chia sẻ với mọi người
    Hương vị thanh ngọt của các loại rau đặc trưng chỉ có ở những món lẩu miền Tây đã làm lưu luyến thực khách dù chỉ một lần thưởng thức.

    Lẩu mắm

    Trong số các món lẩu miền Tây, lẩu mắm với nguyên liệu chính là mắm sặc hay mắm cá linh có nguồn gốc từ Châu Đốc – An Giang được xem là thơm ngon bậc nhất. Lẩu mắm kích thích vị giác bằng hương vị đậm đà, kết hợp với nhiều loại rau tiêu biểu của vùng sông nước như bông súng, rau đắng, hoa so đũa,... Lẩu mắm đã trở thành món ăn khắc họa đậm nét được hình ảnh của mình trong lòng du khách nếu có dịp thưởng thức các món lẩu miền Tây.
     

    Lẩu mắm nổi bật hơn cả trong các món lẩu miền Tây (Ảnh Khám phá món ngon)
     

    Lẩu cá linh bông điên điển

    Cá linh là một loại sinh vật nhỏ, xương mềm, ngọt và thường dùng để chế biến các món kho hoặc canh chua. Cá linh chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi của vùng đất Nam Bộ, độ khoảng tháng 9 đến tháng 11. Nhưng điều đặc biệt ở cá linh, đó là khi hòa quyện cùng vị đắng đắng của bông điên điển có thể dễ dàng “lấy lòng” khẩu vị của bất kỳ ai khi được mời thưởng thức món ăn mang hương vị đặc biệt này.
     

     
    Hương vị đặc biệt khi cá linh ăn kèm bông điên điển (Ảnh Nhà hàng quá ngon)
     

    Lẩu vịt nấu chao

    Lẩu vịt nấu chao ở vùng miệt vườn sông nước Cửu Long được xem là một trong những món ăn ngon nhất được chế biến từ thịt vịt. Tuy có khá nhiều cách chế biến nhưng đối với thịt vịt trong món lẩu miền Tây thì chỉ bao gồm 4 loại gia vị chính bao gồm rượu đế trắng, gừng nhà trồng, chao lâu ngày. Tất cả mọi gia vị sẽ được ướp với thịt vịt để tạo nên một hương vị đặc biệt không thể lẫn vào đâu được. Lẩu vịt nấu với chao thường được ăn kèm với khoai môn, cải bẹ xanh, rau muống và bún tươi.
     


    Lẩu vịt nấu chao – Đặc sản trong các món lẩu miền Tây (Ảnh Bếp 360) 

     

    Lẩu cua đồng

    Trong số các món lẩu miền Tây thì lẩu cua đồng không có gì xa lạ đối với những ai được sinh ra và lớn lên tại vùng đất này. Nói về cua đồng thì không phải mùa nào cũng có, tuy nhiên, hương vị của nó thì ai ai cũng nhớ dù chỉ một lần thưởng thức. Lẩu cua đồng thường được chế biến khá công phu. Thường được ăn kèm với rau mồng tơi, hoa bí, cùng với các loại rau khác như: rau nhút, rau muống,…


     

     Lẩu cua đồng khác biệt trong các món lẩu miền Tây (Ảnh Bayo)
     

    Vào mùa mưa như hiện tại, các món lẩu miền Tây dường như là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các chị em nội trợ. Một bữa cơm nhà tự nấu dùng với hương vị đặc trưng của món lẩu miền Tây sẽ góp phần thắt chặt tình cảm gia đình, đặc biệt đối với những người con xa xứ. 

    >> 5 món đặc sản vùng Điện Biên ngon ngất ngây 

    Theo news.zing

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Hotline: 0915.096.396 - 0919.050.560
    Email: info@dichoi.com.vn
    Facebook
    Len dau trang