Năm 2016, Kiên Giang vinh dự được lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức NDLQG 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Khám phá đất phương Nam”. Lễ hội này còn nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch đặc sắc của Kiên Giang và các địa phương trong khu vực, qua đó tiếp tục thúc đẩy thu hút khách du lịch, tạo đột phá trong phát triển du lịch, khẳng định vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội.
Lễ hội hoa anh đào Đà Nẵng
Vừa qua, Sở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ tiếp nhận 150 cây hoa anh đào (100 cây con và 50 cành hoa) do Hiệp hội Giao lưu hoa anh đào Nhật Bản trao tặng. Theo đó, 100 cây con được trồng tại công viên châu Á và 50 cành hoa được bố trí trong Lễ hội Hoa anh đào sắp tới, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một không gian lễ hội tràn ngập sắc hoa rực rỡ.
Dự kiến vào 2 ngày (9 và 10/4) lễ hội hoa anh đào sẽ được tổ chức nhằm giới thiệu vẻ đẹp của loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thanh cao và kiêu hãnh của con người Nhật Bản. Đây cũng là dịp để người dân thành phố và du khách tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thông qua các hoạt động mang tính truyền thống như: ẩm thực, trà đạo, trình diễn trang phục Kimono, biểu diễn nghệ thuật xếp giấy Origami, cắm hoa Ikebana…
Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Bính Thân 2016 được tổ chức trong 5 ngày từ ngày 12 đến ngày 16/4/2016 (tức từ ngày 6 đến ngày 10/3 năm Bính Thân). Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay do tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 3 tỉnh là Hưng Yên, Bình Thuận và Cà Mau.
Nội dung 3 tỉnh tham gia hoạt động phục vụ lễ hội gồm: Tiến dâng lễ vật giỗ Tổ Hùng Vương; đóng góp kinh phí tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng; tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá hình ảnh các địa phương như: Hội thi gói bánh chưng giã bánh giầy, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, giải quần vợt hữu nghị Hùng Vương…
Lễ hội tháp Bà PoNagar – Nha Trang
Hàng năm, cứ đến ngày 20-3 âm lịch (nhằm ngày 26 – 29/4/2016) lễ hội Tháp Bà sẽ diễn ra tại di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Tháp Bà Pônagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh (Việt) và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế… Những người tham gia mang theo lễ vật, hành hương về Tháp Bà, thành tâm bày tỏ lòng biết ơn đối với một người phụ nữ đã có công chỉ dạy dân lành biết cách làm ăn, sinh sống bằng nghề nông.
Hàng năm, cứ đến ngày 20-3 âm lịch (nhằm ngày 26 – 29/4/2016) lễ hội Tháp Bà sẽ diễn ra tại di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Tháp Bà Pônagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh (Việt) và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế… Những người tham gia mang theo lễ vật, hành hương về Tháp Bà, thành tâm bày tỏ lòng biết ơn đối với một người phụ nữ đã có công chỉ dạy dân lành biết cách làm ăn, sinh sống bằng nghề nông.