Kailash với độ cao 6714m, ngọn núi nằm độc lập ở trung tâm trong dãy Bắc Himalaya (dãy Sven-Hedin) không phải là một trong những ngọn núi cao nhất nhưng vẫn giữ vai trò số một trong đời sống tâm linh của người Tây Tạng. Những môn đồ của đạo Bon- tín đồ Phật giáo nguyên thủy ở Tây Tạng gọi Kailash là núi Tise và tin rằng ngọn núi là nơi ở của Thần Bầu Trời Sipaimen.
Theo truyền thuyết của Bon, ngọn núi Kailash là nơi chứng kiến trận đấu phép huyền thoại vào thế kỷ 12 giữa đại hành giả Milarepa Phật Giáo và vua phép thuật Bon giáo là Naro Bon và phần thắng thuộc về đại hành giả Phật giáo. Từ đó Phật giáo thay thế Bon giáo, đâm rễ sâu xa trở thành tôn giáo chính của Tây Tạng.Các tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật đã từng để lại dấu chân nơi này từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, họ gọi Kailash là Kang Rinpoche hay "Viên ngọc quý trong tuyết"
Kailash được ghi trong những truyền thuyết về vũ trụ và khởi nguyên của Hindu giáo và đạo Jain (một giáo phái lâu đời bắt nguồn từ Ấn Độ) như là núi Meru (Axis Mundi), là trung tâm và nơi khởi sinh ra thế giới. Chính vì vậy khối đá đen khổng lồ nằm ở Ngari, phía Tây xa xôi của Tây Tạng là một trong những địa điểm linh thiêng được tôn sùng bởi cả 4 nền tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Hindu giáo, đạo Jains và đạo Bon với hàng tỉ tín đồ từ nhiều thế kỷ qua.
Các đỉnh núi cao nhất trên thế giới nổi tiếng như Everest, Lhotse, Cho Oyo, Nangar Parat hay Shishangpangma với độ cao trên 8000m từ lâu đã trở thành thách thức hấp dẫn để chinh phục của vô số con người trong thời đại văn minh nhưng thực tế những ngọn núi như Kailash trong dãy Gangdise hay đỉnh Kawakebo trong dãy Meili là những nơi bàn chân con người dường như không thể đặt lên. Chúng thực sự là những ngọn núi linh thiêng.
Mọi người có tin đức tin hay không nhưng nếu chỉ một lần vượt cả ngàn km đường chỉ toàn cát bụi và gió cuốn để tới vùng đất này và đi vòng quanh ngọn núi, quan sát nó khi bình minh lên và lúc hoàng hôn xuống, trong trưa hè nắng gắt và trong tĩnh lặng trăng đêm, trong lúc mưa tuyết rơi lạnh thấu hay lúc bầu trời xanh thẳm bạn sẽ hiểu vì sao uy lực của ngọn núi thiêng Kailash tràn ngập trong lòng cả những kẻ ngoại đạo và khi phải rời xa nó cảm giác chẳng khác gì chia tay một người yêu dấu trong cuộc đời.
Ngọn núi nằm độc lập ở trung tâm trong dãy Bắc Himalaya
Theo truyền thuyết, ngọn núi là nơi ở của Thần Bầu Trời Sipaimen
Các tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật đã từng để lại dấu chân nơi này từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên
Đây thực sự là ngọn núi thiêng khi không có đấu chân người đặt tới
Ngắm nhìn Kailash từ phía xa
Khi chia tay nơi này, cảm giác chẳng khác gì rời xa người yêu của cuộc đời
Theo: toidi
Nguồn hình: tripadvisor