Phần lớn mọi người đều nghĩ spaghetti, thịt viên là món ăn truyền thống của Italy. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng món này được phát minh bởi một người Italy nhập cư đã sống ở Mỹ vào đầu những năm 1900. Dù nguồn gốc vẫn chưa được làm rõ nhưng du khách cũng không thể tìm thấy món ăn này một cách dễ dàng ngay giữa thành Rome. Thay vào đó, ta có thể nếm thử một vài món mì ống ngon lành khác như spaghetti alla carbonara hay bucatini all'amatriciana.
Truyền thuyết nói rằng du khách nào ném một đồng xu qua vai trái vào đài phun nước Trevi thì chắc chắn sẽ trở lại Rome. Tuy nhiên, một điều lý thú khác ít người biết rằng những đồng xu đó còn giúp nuôi sống nhiều người nghèo. Các tổ chức từ thiện Công giáo Caritas sẽ thu thập tiền xu, sử dụng chúng cho chương trình siêu thị cung cấp thẻ mua hàng dành riêng người có thu nhập thấp ở Rome. Hơn một triệu USD được ném vào đài phun nước mỗi năm, tương đương với hơn 3.000 USD một ngày.
Chiếc pizza đầu tiên có hình dạng giống bánh mì dẹt, được làm ra từ hàng ngàn năm trước bởi những người Hy Lạp cổ đại. Bên trên bánh có tỏi và rau thơm. Mặc dù từ "pizza" được cho là có nguồn gốc từ chữ Latin "pinsa" chỉ những chiếc bánh mì dẹt. Tuy nhiên, người Italy mới là những người đầu tiên bắt đầu thêm cà chua lên bánh vào thế kỷ 18 và hoàn thiện món ăn như ngày nay.
Nhiều du khách không biết rằng họ hoàn toàn có thể uống nước từ 2.500 vòi phun công cộng trong thành Rome. Đối với một số vòi, nếu bạn bịt đầu vòi lại, nước sẽ bắn ra khỏi lỗ ở trên đầu tạo thành một đài phun nước uống. Các đài phun nước này được gọi là "nasoni" hoặc "mũi lớn" vì hình dạng của miệng vòi.
Điều này không quá bất ngờ nếu tính Vatican nằm trong thành phố. Tuy nhiên, con số hơn 900 nhà thờ vẫn khiến nhiều người sốc. Trung bình một năm có khoảng 10 triệu du khách đến Rome và con số này còn tăng đáng kể vào năm Thánh. Hơn 900 nhà thờ ở Rome
Những người hâm mộ tiểu thuyết "Thiên Thần Và Ác Quỷ" của Dan Brown chắc hẳn đã đọc về tuyến đường Passetto di Borgo dẫn từ thành phố Vatican đến cung điện Sant'Angelo. Tuyến đường đó thực sự tồn tại và đã được sử dụng bởi các giáo hoàng khi thành phố Vatican bị tấn công. Cung điện Sant'Angelo hiện đang là bảo tàng và đã mở cửa cho các du khách. Một phần của lối đi này còn được tham quan nhưng nó chỉ mở cửa trong thời gian nhất định.