25 điểm đến tuyệt nhất Sài Gòn phần 2

    Chia sẻ với mọi người
    Những điểm đến này luôn là trải nghiệm thú vị của dân Sài Gòn và du khách. Vẫn biết đây là những nơi rất đỗi quen thuộc nhưng rất đỗi thú vị mỗi lần đến.

    Bến Bạch Đằng

     
    Nơi diễm tình hường phấn vào loại bậc nhất Sài Gòn, ngay khu trung tâm nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc của người Việt Nam. Cứ chiều ra đây là sẽ thấy đôi lứa dập dìu. Ca sĩ, diễn viên, người mẫu cũng toàn ra đây để đóng clip, chụp ảnh, quay phim...
     

    Bến Bạch Đằng. (Nguồn: Gia đình Việt Nam)
     

    Đại lộ Đông Tây

     
    Là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đang được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam theo hướng Đông - Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố. 

    Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2010, các đại biểu đã biểu quyết thông qua tờ trình đề xuất lấy tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt cho Đại lộ Đông Tây. Ngày 29 tháng 4 năm 2011, Đại lộ chính thức gắn tên biển Đại lộ Võ Văn Kiệt.

    Là tên gọi chung của một con đường lớn ở TP.HCM bao gồm hai đoạn: Đoạn 1 từ ngã 3 Cát Lái cửa hầm Thủ Thiêm, đoạn thứ 2 từ cửa hầm Thủ Thiêm đến ngã 3 giao Quốc lộ 1A. Có thể nói đây chính là cung đường đẹp nhất Sài Gòn về đêm.

     

    Nhà hát lớn TPHCM

     
    Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai.
    Nằm trên đường Đồng Khởi, là nhà hát đa năng và thường xuyên tổ chức nhiều chương trình ca nhạc nghệ thuật. Ở đây vẫn thường xuyên diễn ra các show như À Ố show hay hòa tấu. Tuy nhiên, dân Sài Gòn đến đây nghe nhạc coi kịch thì ít nhưng đến để uống trà sữa phía sau nhà hát hay ngồi ngắm cảnh ở 12 bậc thang yên binh trước mặt nhà hát thì nhiều.
    Đường Hoa Nguyễn Huệ.

    Là tên gọi của con đường Nguyễn Huệ vào mỗi dịp Tết khi được trang hoàng bỏi hàng ngàn loại hoa và dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn chụp hình. Được tổ chức lần đầu vào năm 2004 và năm nay chính thức kỉ niệm 10 năm đường hoa Nguyễn Huệ. Mọi người hay tập trung ra đây đi dạo, ăn uống, nghe nhạc tầm 7h tối trở đi.

     

    Nơi đây đã từng bối cảnh quay bộ phim Người Mỹ Thầm Lặng nổi tiếng. (Nguồn: Silverland hotel)
     

    Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
     

    Là một công tình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Tuy thời nay gửi thư điện tín không còn được ưa chuộng nưa nhưng nơi đây ngày ngày vẫn tấp nập nhiều người ra vô... để chụp hình! Nơi đây vẫn còn giữ được lối kiến trúc Pháp và vẫn còn phục vụ những dịch vụ điện tính. Đến đây các bạn đừng quên ông Dương Văn Ngô – người đàn ông ngồi cuối dãy bàn gồ, ông là viết thư tay cuối cùng của Sài Gòn cũ.
     

    Tòa Nhà Vincom Center

     
    Tòa nhà phức hợp nhiều dịch vụ như ăn uống, mua sắm, văn phòng... Ngoài ra đây còn là tòa nhà “xanh” và tiết kiệm năng lượng đầu tiên của cả nước. Nếu vô đây thường xuyên thì cơ hội bạn gặp được các celebrity sẽ rất cao đấy!
    Vincom A.

    Sinh sau đẻ muộn và là em út của Vincom, được xây dựng trên nền là khu tứ giác Eden cũ. Nếu như Vincom phục vụ chủ yếu cho giới đại gia chân dài lắm tiền thì đối tượng mà Vincom A muốn hướng tới lại có phần “thấp” và “bình dân” hơn.
    Diamond Plaza.

    Được xây dựng xong vào năm 1999, nơi đây từng một thời tạo nên hiện tượng và trở thành địa điểm tụ tập hàng đầu của giới trẻ Sài Thành. Tuy nhiên đáng tiếc là qua năm tháng, Diamond Plaza đã không còn giữ được vị thế của mình như ngày nào.

     

    Kênh Nhiêu Lộc


    Cách đây vài ba năm, nhắc tới nơi đây thì bảo đảm ai cũng sẽ phải thốt lên đúng một câu: “Chỗ đó vừa dơ vừa thối!”. Nhưng sau khi được cải tạo lại thì kênh Nhiêu Lộc giờ đây đã “lột xác” và biến thành một dòng kênh sạch sẽ, thoáng mát. Chiều chiều dân tình ra đây thả diều, hẹn hò, câu cá... nhiều vô số kể!
     

    Dinh Độc Lập

     
    Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m⊃2;, diện tích sử dụng 20.000 m⊃2;, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
     

    Dinh Độc Lập nhìn từ trên cao. (Nguồn: Linkedln)

    Nằm trên trục đường trung tâm Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tồn tại đúng 140 năm trên đất Sài Gòn, được chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và cũng đồng thời là nơi đánh dấu sự kiện giải phóng miền Nam. Có một số người gọi vui rằng đây là Nhà Trắng Việt Nam.
     

    Công viên Thỏ Trắng


    Chính thức được khai trương tại Công Viên Văn Hóa Lê Thị Riêng số 875 Cách Mạng Tháng 8, phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở phía Tây Bắc thành phố với tổng diện tích khu đất gần 10.000 m2, Thiên đường Giải trí Thỏ Trắng là khu phức hợp được thiết kế với sự phối hợp hài hòa giữa thiên nhiên thoáng đãng và khu vui chơi giải trí cùng với chuỗi cửa hàng, cafe được thiết kế tinh tế.

    Khu vui chơi dành riêng cho thiếu nhi. Tuy nhiên có lẽ vì độ lung linh dễ thương không khác gì các khu vui chơi bên Hàn Quốc mà ngày nay người lớn tới chơi còn nhiều hơn con nít!


    >> Sài Gòn – nét đẹp từ những con hẻm nhỏ
    >> 3 nơi chụp ảnh “sống ảo” mới của giới trẻ Sài Thành

    Nguồn: 19day
    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Hotline: 0915.096.396 - 0919.050.560
    Email: info@dichoi.com.vn
    Facebook
    Len dau trang